-
Chiến binh IS cầu hôn nữ phóng viên BBC
Và sau 30 phút trò chuyện, Mario đã ngỏ lời cầu hôn nữ phóng viên. Nữ phóng viên BBC cải trang làm phụ nữ Hồi giáo tiếp cận IS qua mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Getty) Nữ phóng viên của BBC đã vô cùng sợ hãi khi nhìn vào mắt của Mario: “Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt của tên khủng bố và rất lo lắng. Tôi biết rằng mình ở cách hắn rất xa và chỉ tiếp xúc qua màn hình máy tính, nhưng điều đầu tiên tôi nghĩ tới đó là một kẻ khủng bố IS, một tổ chức nổi tiếng với các vụ chặt đầu những người vô tội, cưỡng hiếp phụ nữ và giết hại trẻ em”. Tiến sĩ Katherine Brown thuộc trường Đại học Birmingham cho biết, giọng điệu của Mario đặc chất của một kẻ đang cố gắng tuyển quân cho tổ chức khủng bố. Hoạt động trực tuyến của phiến quân IS được đầu tư khá kỹ càng, chúng đăng tải khoảng 1.000 truyền đơn trong một tháng, bao gồm các video, ảnh và bài báo. Tổ chức này có 50.000 tài khoản Twitter và đang vận hành khoảng 120 chiến dịch truyền thông riêng rẽ nhằm tuyển dụng những tân binh. Phong Linh/Theo Người đưa tin
-
Rét lịch sử: Dân Hà Nội xếp hàng mua rau thịt
Thực phẩm cháy hàng tại chợ Ngày đầu đợt rét đậm, mới 10h sáng, tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Tuyết không khỏi ngạc nhiên bởi các sạp rau tại chợ chỉ còn lèo tèo vài ba mớ rau trong tình trạng dập nát, còn các hàng thịt cá thì dân phải đứng xếp hàng chờ tới lượt mua. “Hôm nay nhà có khách nên tôi đi chợ sớm hơn để về còn chuẩn bị nấu nướng cho kịp. Thế mà, ra đến chợ tôi phải đi tới sạp rau thứ 3 mới mua đủ được số rau mình cần bởi mỗi sạp rau chỉ còn vài ba mớ. Có sạp còn đã đóng cửa nghỉ vì hết hàng”, chị Tuyết chia sẻ. Bà Lê Thị Hoa, tiểu thương tại chợ Đại Từ cho biết, trời rét đậm, người dân đi mua rau có xu hướng mua nhiều hơn để tích trữ vì sợ giá tăng. Trong khi đó, tại các vùng ngoại thành người nông dân lại ngại ra ruộng thu hoạch rau xanh đem bán nên nguồn cung về các chợ giảm mạnh khiến rau xanh trở nên khan hiếm hơn trước. “Tôi cũng phải đi chợ đầu mối từ 3 giờ sáng để mua được đủ số lượng rau về bán trong ngày nhưng ngồi bán ở chợ đến gần 11 giờ sáng mà lượng rau xanh tại sạp của tôi chỉ còn vài mớ, một số loại đã hết hàng”, bà Hoa nói. Chị Nguyễn Thị Ngân, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Phú La (Hà Đông, Hà Nội) cũng cho biết, thịt lợn đắt như tôm tươi, người dân tranh nhau mua, có khách còn mua 2-3kg thịt lợn các loại về vì ngại phải đi mua nhiều lần và sợ tăng giá. “Trời rét đậm, dân ngại đi chợ nhiều lần nên mua về tích vào đó ăn dần. Nhiều lúc, tôi đứng cắt thịt bán mà không kịp, khách phải xếp hàng 10-15 phút đồng hồ mới đến lượt mua”, chị Ngần khoe. Theo ghi nhận của PV tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, lượng hàng bán ra tăng đột biến, một số loại còn xảy ra tình trạng cháy hàng. Song, hầu hết giá cả các mặt hàng thực phẩm vẫn đang rất ổn định, một số mặt hàng tăng nhẹ ở mức 1.000-3.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, cải xoong giá 5.000 đồng/mớ, cải mơ 4.000 đồng/mớ, cải thảo, cải ngọt, cải ngồng giá đồng loạt ở mức 15.000 đồng/kg, su hào 5.000 đồng/củ, khoai tây 15.000 đồng/kg, nấm sò giá 25.000 đồng/kg, rau cần 5.000 đồng/mớ … Trong khi đó, các loại thịt lợn giá cũng đang ổn định ở mức 85.000 đồng/kg thịt mông, vai, ba chỉ, chân giò; nạc thăn giá 100.000 đồng/kg, sườn loại 1 giá 100.000 đồng/kg, sườn loại 2 giá 90.000 đồng… Hàng online đồng loạt chối khách Không đến mức cháy hàng như tình trạng đang diễn ra tại các chợ, song, các cửa hàng thực phẩm online cũng phải từ chối khách đồng loạt vì lượng khách đặt mua thực phẩm tăng đột biến. Trao đổi với PV, chị Hương, nhân viên của một cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Nguyễn Đức Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, từ sáng đến giờ có đến hàng trăm khách hàng điện thoại đặt mua thịt, rau tại cửa hàng nhưng chị phải từ chối hết, chỉ nhận các đơn hàng của khách đặt vào ngày mai với số lượng hạn chế.
-
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp do bão tuyết
Ngày 21/1, giới chức bang Pennsylvania, Tennessee, Maryland, Virginia và North Carolina ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi có dự báo bão tuyết đổ bộ vào thủ đô trong những ngày tới. Một số hãng hàng không Mỹ thông báo hủy chuyến bay do lo ngại về bão tuyết. Những cơn gió mạnh và có thể đe dọa tới tính mạng dự kiến xuất hiện tại những khu vực trên từ tối 22/1 đến đêm 23/1 (giờ địa phương). Thị trưởng các thành phố tuyên bố, tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực sau giờ cao điểm buổi sáng 22/1. Các trường công lập sẽ đóng cửa và thị trưởng kêu gọi nhân viên chính phủ “không cần thiết” phải ở lại làm việc vào buổi trưa cùng ngày. Trung tâm Dự báo Thời tiết Quốc gia cho biết, tuyết rơi dày từ 30 tới 40 cm có thể xuất hiện từ đêm 22/1 đến sáng 24/1 xung quanh hành lang Interstate 95, phía đông nước Mỹ. Theo ông Louis Uccellini, giám đốc cơ quan dịch vụ thời tiết, tuyết rơi trong 3 ngày tới có thể gây thiệt hại tới 1 tỷ USD và làm tê liệt 1/3 khu vực phía đông nước Mỹ. “Nó có thể trở thành một cơn bão cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người”, ông Uccellini cho hay. Mitchell Gaines thuộc Trung tâm Dự báo Thời tiết Quốc gia tại Mount Holly, bang New Jersey, cho rằng, người dân cần chuẩn bị sẵn sàng trước những cơn gió mạnh, nặng, tuyết rơi dày và tình trạng mất điện. Chuyên gia dự báo thời tiết Paul Kocin so sánh cơn bão tuyết những ngày tới với Snowmageddon, một trong hai trận bão tấn công thủ đô Washington vào năm 2010, với lượng tuyết rơi dày tới hơn 75 cm ở một số khu vực. Tuyết rơi nhẹ trong giờ cao điểm ngày 20/1 dẫn đến tắc nghẽn trên khắp Washington và một số nơi tình trạng này thậm chí còn kéo dài qua đêm. Giao thông đã được thông suốt vào sáng 21/1, nhưng ở một số tuyến đường trên cao, đường dốc và những khu phố bị tuyết bao phủ, dòng phương tiện vẫn tắc nghẽn. Trước đó, thị trưởng Washington, bà Muriel Bowser, thay mặt giới chức thành phố xin lỗi vì khâu xử lý yếu kém dẫn tới các vụ tai nạn và tình trạng tắc đường sau khi tuyết rơi chưa tới 2 cm hôm 21/1. “Chúng tôi cần phải có thêm nhiều nguồn lực”, bà nói. Phong Linh/Theo Hải Anh – ZingVn