Tính Việt
Tại một cuộc gặp mặt nhỏ ở Paris, nhà văn Nguyễn Thanh Việt kể lại câu chuyện làm ông cảm động.
20:00 24/11/2021
Tình cờ trong cửa hàng tại Mỹ, ông nghe một người gốc Á nói chuyện điện thoại với con khi đang mua sắm. Nhà văn biết ông ta là khi nghe câu hỏi: "Con ơi, ba đây. Con ăn cơm chưa?"
Những lời đó, nói bằng , không có gì đáng kể, thậm chí còn hơi phiền. Nhưng Nguyễn Thanh Việt nói rằng: "Trong tiếng Việt, nó là tất cả". Và ông xúc động đến gần như phát khóc khi nghe các từ thân thương đó, dù ông không nói được nhiều bằng tiếng Việt.
"Con ăn cơm chưa?", với vốn ngại ngần bày tỏ tình cảm, chính là "ba yêu con". Đó là việc nhỏ nhặt, thậm chí không đáng kể, nhưng là điều xác nhận ông là người . Nó là một thứ gì đó hơi siêu hình, không thể học hay bắt chước mà chỉ có thể cảm nhận. "Chừng nào tôi còn cảm động bởi những gì thuộc về người Việt, chừng đó tôi sẽ vẫn là người Việt", Nguyễn Thanh Việt nói.
Nhà xã hội học chuyên về Đông Nam Á, Benedict Anderson, khi nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc đã đề ra và truyền bá thuật ngữ "cộng đồng tưởng tượng". Theo đó, quốc gia không chỉ được xác định bằng đường biên giới cứng mà còn là một là một cộng đồng "mềm" được tạo dựng một cách nhân tạo theo thời gian bởi những người tự coi mình thuộc về nhóm đó. Quốc gia còn là một "cộng đồng tưởng tượng" bởi phần lớn người trong cộng đồng đó không hề chạm mặt mà chỉ liên kết với nhau thông qua những thói quen, lý tưởng hay lợi ích chung.
Trong gần 100 triệu trên toàn cầu, có mấy ai được gặp quá 10.000 người ngoài đời thực, nhưng đều bức xúc mỗi khi nghe tin Trung Quốc lộng hành trên biển Đông, khi quê nhà gặp thiên tai hay đồng bào trải qua nhiều mất mát đợt dịch vừa qua. Cộng đồng tưởng tượng có thể là hàng ngàn người khắp nơi tuần hành phản đối Trung Quốc, là những khoản kiều hối gửi về nhà hay cũng có thể là những đặc điểm rất nhỏ như câu hỏi "ăn cơm chưa?".
Có những điều thiết yếu nhưng quen thuộc đến mức ta quên đi sự tồn tại của nó cho đến khi nó mất đi. Văn hóa và dân tộc tính cũng như vậy.
Ai trong chúng ta cũng có những người bạn đang học tập hay làm việc ở nước ngoài. Có "thẻ xanh" đã khó, hành trình để thực sự hòa nhập vào một dân tộc mới còn khó hơn gấp bội. Rất nhiều người trong đó đang bị kẹt ở giữa hai thế giới: họ thấy lạc lõng ở đất nước mới trong khi quê nhà đón họ bằng cái tên xa lạ - . Lòng yêu nước của họ sẽ san sẻ ra sao, khi "yêu nước" từ trước đến nay vẫn là thứ tình cảm độc quyền - chỉ dành cho một và chỉ một nguồn cội.
hôm nay vẫn tiếp tục hành trình hướng ra thế giới, túa đi muôn nẻo để học tập, mưu sinh hay tìm kiếm giấc mơ đổi đời. Việt Nam luôn nằm trong nhóm có nhiều sinh viên nhất tại Mỹ, Australia hay Anh. Câu hỏi về dân tộc tính, lòng yêu nước và nguồn cội có lẽ tiếp tục khiến nhiều người mất ngủ. Liệu thế hệ người Việt mới sẽ nghiêng về phía nào, quê hương nơi sinh ra hay quê hương mới?
Chưa bao giờ thành trì "dân tộc tính" và "văn hóa dân tộc" bị lung lay dữ dội như bây giờ. Nhưng có lẽ trong nguy cơ sinh tồn đó, ta mới có dịp nhìn nhận lại tính dân tộc của mình, soi chiếu trong số phận các nền văn hóa khác.
Điều gì khiến hàng triệu khắp năm châu gọi nhau là đồng bào? Có những thứ không nhất thiết phải gọi tên, định nghĩa, hay quy định chi tiết trong các nghị quyết và văn bản. Bản sắc văn hóa và dân tộc tính cũng vậy. Hàng triệu đồng bào với hàng triệu cách cảm nhận và rung động khác nhau về "tính Việt", đó sẽ là tấm lưới bảo vệ vững chắc nhất cho văn hóa Việt.
Một nền văn hóa chỉ có thể trường tồn nếu đề cao tính cởi mở và tự do cảm nhận của mỗi cá nhân. Chính sách về văn hóa, vì thế, cần đảm bảo được tự do tư tưởng, thúc đẩy văn hóa và sáng tạo thực sự thì nền văn hóa mới có sức mạnh tập thể để trường tồn. Tức, vai trò của người làm chính sách văn hóa là mở ra chứ không phải đóng khung lại những giá trị, định nghĩa cái gì là có tính dân tộc, cái gì là có văn hóa, cái gì không.
Để nền văn hóa phát triển trong thế giới đa nguyên và nhiều va chạm thì tư duy cởi trói, hạn chế tối đa những vùng cấm, tạo điều kiện để văn hóa được phát triển tự nhiên hơn phải được khuyến khích. Thực tế, trong thời đại toàn cầu hóa, không ai "cấm" được thứ gì. Người ta không khó để tìm xem một bộ phim bị cấm trên mạng. Gần đây nhất, thành công của "làn sóng Hàn Quốc" không phải đến từ cấm đoán mà đến từ sự khuyến khích phát triển và đầu tư sản phẩm văn hóa của đa phần là tư nhân. Không ai phê phán "Ký sinh trùng" được giải Oscar hay "Trò chơi con mực" được hàng trăm triệu người theo dõi là phi Hàn Quốc, dẫu câu chuyện trong phim phê phán những góc tối xã hội rất nặng nề.
Nếu ai cũng được quyền có "tính Việt" theo cảm nhận của mình, văn hóa Việt sẽ có hàng triệu tấm lưới bảo vệ. Toàn cầu hóa khiến các nền văn minh va chạm với nhau và chúng ta đang đứng giữa lựa chọn: cởi mở và thích nghi hay kháng cự lại trong cuộc thánh chiến văn hóa như Don Kihote đánh nhau với cối xay gió.
Nếu còn loay hoay để cố định những giá trị luôn biến thiên theo thời gian, ta sẽ còn kẹt lại trong chiếc lồng tưởng tượng của chính mình.
Nguyễn Khắc Giang
Đường đường là một thạc sỹ du học nước ngoài, vậy mà về Việt Nam lương 8 triệu, đêm phải chạy Grabike kiếm thêm tiền vì gánh nặng cơm áo gạo tiền
Là một trong 6 người được chọn đi du học Mỹ, nhưng hiện tại phải chạy grabbike kiếm thêm thu nhập hàng ngày. Câu chuyện của anh Phạm Quốc Thái đang khiến CĐM không khỏi bất ngờ thậm chí lo lắng.