-
ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030
Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Phát triển mặc “phong ba” Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết tăng trưởng GDP toàn vùng Đông Nam Á đạt mức 4,4% trong năm 2015 và dự báo mức 4,9% trong năm 2016. Tháng 12/2015, ADB đã công bố báo cáo nền kinh tế khu vực ASEAN năm 2015 và nêu lên những triển vọng phát triển kinh tế khu vực trong năm 2016. Nền kinh tế khu vực này năm 2016 được dự đoán sẽ tăng trưởng tốt hơn một chút so với năm 2015. Tuy nhiên, đà cải thiện này không phải do xuất khẩu mà là do chính phủ các nước tăng cường kích thích kinh tế. Đồng thời, giá các hàng hóa nguyên vật liệu, nông sản như đường, dầu cọ được dự đoán sẽ tăng giá trở lại. Năm 2016, tờ Wall Street Journal nhận định những rắc rối kinh tế tại Đông Nam Á chủ yếu là do Trung Quốc, khách hàng chủ chốt trong khu vực và là động lực tăng trưởng chính. Những số liệu chính thức cho thấy nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc đã giảm liên tục kể từ tháng 10/2015. ASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEANASEAN đã ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang tới tiềm năng thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN Malaysia Sau khi tăng trưởng ở mức 5,3% trong nửa đầu năm 2015, nền kinh tế Malaysia chỉ tăng trưởng 4,7% trong quý thứ 3. Tốc độ tăng trưởng trong quý 3 năm 2015 là tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm trở lại đây của Malaysia. Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống thấp. Tiêu dùng cá nhân giảm là do sự ra đời của thuế hàng hoá, dịch vụ mới vào tháng 4/2015. Tình hình kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất khẩu kém, sự mất giá mạnh của đồng ringgit, thị trườn chứng khoán thất thường. Tại Malaysia, những bê bối xung quanh quỹ đầu tư của chính phủ đã làm suy giảm niềm tin nhà đàu tư, khiến đồng tiền quốc gia này có biểu hiện tồi tệ nhất tại Châu Á từ đầu năm đến nay.
-
'Anh hùng diệt khủng bố' 10 tuổi bị Taliban bắn chết
Theo Dailymail hôm 3/2, cậu bé Wasil Ahmad được ca ngợi là ‘anh hùng’ sau khi bắn rocket vào quân Taliban. Cậu bị sát hại bằng 2 phát súng vào đầu ở Tirin Kot, thủ phủ tỉnh Uruzgan, cảnh sát địa phương cho biết. Cậu chiến đấu chống lại Taliban cùng người chú của mình. Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy cậu cầm một khẩu súng tự động, mặc đồng phục và đội mũ bảo hiểm. Cậu bé 10 tuổi trong trang phục một binh sỹ Chú của Ahmad từng là một chỉ huy của Taliban nhưng sau đó theo quân chính phủ và hiện giữ chức trưởng cảnh sát quận Khas Uruzgan. Ủy ban Nhân quyền Afghanistan cho rằng bi kịch của cậu bé là do lỗi của gia đình, chính phủ và quân Taliban. Ông Rafiullah Baidar, người phát ngôn của ủy ban này cho biết, cảnh sát địa phương đã ca ngợi cậu là ‘anh hùng’ sau khi cậu chiến đấu chống lại Taliban để trả thù cho cái chết của bố. “Cậu có thể cầm súng để trả thù cho bố nhưng việc cảnh sát ca ngợi cậu là anh hùng và tiết lộ danh tính cậu là sai”, ông Baidar nói. Việc sử dụng trẻ em trong chiến đấu là bất hợp pháp ở Afghanistan nhưng tổ chức từ thiện Binh sỹ Nhí Quốc tế cho biết cả lực lượng chính phủ và phe nổi dậy đều tuyển dụng trẻ em trong nhiều năm qua. Theo một báo cáo của tổ chức Binh sỹ Nhí Quốc tế trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về trẻ em và xung đột hồi tháng 6/2015, trẻ em được Cảnh sát Quốc gia Afghanistan và Cảnh sát Địa phương Afghanistan tuyển dụng vì những lý do như hoàn thành nghĩa vụ hiếu thảo, lòng yêu nước và danh dự nhưng lý do chính là nghèo đói. Cũng theo báo cáo này, một nửa số cảnh sát ở các trạm kiểm soát an ninh ở Tirin Kot là những binh sỹ dưới 18 tuổi. Phong Linh/Theo Tiền Phong